Các cụ có câu:" Có sức khỏe là có tất cả", quả thật không sai chút nào. Nhất là đối với những người đang mang thai thì điều đó lại càng có ý nghĩa hơn. Một trong những cách để cải thiện sức khỏe khi mang thai đó chính là dùng Atiso. Nhưng một số người thắc mắc rằng liệu dùng Atiso có ảnh hưởng gì đến thai nhi không thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
Những tác dụng tuyệt vời của atiso


Atiso là gì?

Atiso là một loại cây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, thuộc họ hoa hướng dương. Phần mà chúng ta dùng để ăn được gọi là hoa. Dùng atiso giúp kích thích dòng chảy của mật, giúp bạn giảm các triệu chứng khi buồn nôn, khí đường ruột và ợ nóng khi mang thai.

Ngoài những tác dụng trên Atiso còn có có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, bệnh gan, bệnh viêm khớp...Người ta còn sử dụng trà Atiso để kiểm soát lượng đường trong máu, chữa rắn cắn và tất nhiên nó cũng có tác dụng trong nấu ăn rồi.

Phụ nữ khi mang thai có thể dùng Atiso không?

Dùng Atiso khi mang thai là lời khuyên dành cho bạn với lượng phù hợp. Bạn có thể nấu chồi hoặc có thể dùng để chiên, xào với một số món mà bạn thích. Phụ nữ mang thai dùng Atiso có chứa lượng chất béo và đường thấp và nhiều chất xơ, rất tốt cho sức khỏe người mang thai cũng như thai nhi.

Lợi ích của việc uống Atiso khi mang thai 

Dưới đây là một số lợi ích của việc dùng Atiso trong suốt thời gian mang thai em bé của bạn:

1. Cung cấp Choline -  một chất dinh dưỡng quan trọng tương tự như các Vitamin B

  • Ăn Atiso trong khi mang thai có thể cung cấp choline cho cơ thể của bạn giúp hỗ trợ cho việc phát triển não khỏe mạnh của em bé của bạn
  • Choline có tác dụng giúp cải thiện trí nhớ của bé và bảo vệ bé khỏi những căn bệnh về thần kinh hay bệnh dị tật ống thần kinh
  • Giúp làm giảm lượng homocysteine axit amin trong cơ thể, bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị ung thư vú,bệnh tim và suy giảm nhận thức.

2. Bổ sung Folte - Folate (hay axít Folic) là vitamin B9. Đây là một dạng vitamin hỗn hợp nhóm B hòa tan trong nước.

  • Khi mang thai, chế độ ăn uống của bạn phải cần phải bổ sung folate vì nó hỗ trợ việc sản xuất và phát triển của những tế bào mới.
  • Cơ thể được cung cấp đầy đủ lượng folate có thể giúp chống lại khỏi các nguy cơ bị dị tật ống thần kinh và nứt đốt sống.
  • Folate giúp bảo vệ thai nhi  của bạn khỏi các dị tật ở não và hộp sọ
  • Những người mẹ thiếu folate thường hay sinh non và nhẹ cân.

3. Thực phẩm giàu chất xơ

  • Táo bón, buồn nôn là những biểu hiện của cơ thể thiếu chất xơ khi mang thai, hiện tượng này xảy ra rất nhiều ở phụ nữ. Do đó dùng atiso có tác dụng bổ xung chất xơ cho cơ thể, giúp tránh khỏi táo bón và buồn nôn.
  • Khi thai nhi ngày càng lớn dần, đồng nghĩa với việc tử cung của bạn ngày càng bị chèn ép và làm ảnh hưởng đến đường ruột của bạn. Sử dụng aiso có thể giúp bạn giải quyết ác vấn đề đường ruột rất tốt.
  • 1 phần atiso có thể cung cấp 10 gram chất xơ giúp cơ thể bảo vệ khỏi các vấn đề tiêu hóa trong thai kỳ.

4. Cung cấp Magie cho cơ thể

  • Trong thời gian mang thai em bé cơ thể bạn cần đủ lượng magie để cung cấp cho bé phát triển các mô.
  • Lượng magie trong cơ thể thấp khi mang thai có thể làm nâng cao nguy cơ chuột rút ở chân và gây cảm giác bồn chồn. Tuy nhiên sử dụng atiso có thể giải quyết triệt để việc này

5. Hàm lượng chất béo và cholesterol thấp

  • Trong thời gian mang thai bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp vì nó có thể làm giảm nguy có sinh và mang thai phức tạp.
  • Nên điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho lượng cholesterol không được vượt quá 300 mg mỗi ngày
  • Atiso là một loại chất béo và cholesterol thực vật có thể giữ cho trái tim bạn khỏe mạnh, bảo vệ bạn khỏi các bệnh tim mạch khi mang thai.

6. Atiso cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể.

  • Một lượng atiso cỡ vừa giúp hỗ trợ phát triển da của em bé sơ sinh tốt hươn, ngoài ra nó còn có tác dụng cải thiện hệ thống thần kinh và tiêu hóa của bé.
  • Một lượng atiso cỡ vừa cung cấp tới 8.9mg  Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé
  • Một số chất dinh dưỡng khác có trong atiso như vitamin A và Canxi

Một số tác dụng phu khi dùng atiso lúc mang thai

  • Một số vấn đề tiêu hóa thường gặp khi sử dụng triết xuất lá atiso là đau bụng, tiêu chảy nhẹ, buồn nôn.
  • Các trường hợp cần lưu ý khi dùng atiso
  • Nếu bạn bị gan mãn tính và co thắt túi mật thì nên hạn chế dùng atiso, mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
  • Một vài người bi dị ứng với các loại cây như cúc vàng, cúc, và cúc vạn thọ thường cũng bị dị ứng với chiết xuất từ lá atiso. Các phản ứng khi bị dị ứng là ngứa, phát bạn da, khó nuốt sưng và thở khò khè..
  • Mặc dù sử dụng atiso có tác dụng lợi tiếu nhưng nếu lạm dụng atiso nhiều có thể dẫn đến tiểu đường.


1. Làm gì tránh bị chuột rút chân ?

Khi mang thai em bé tuần thứ 18, bạn sẽ thường gặp các biểu hiện như đi tiểu nhiều, điều này khiến một vài người cảm thấy khá khó chịu, ngoài ra bạn còn có thể thường hay bị chuột rút chân và một số biểu hiện khác nữa. Để tránh những triệu chứng trên xảy ra thường xuyên, bạn có thể làm theo một số lời khuyên sau đây:

Nên bổ xung nhiều loại thực phẩm giáu canxi cho bữa ăn

  • Bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi vào bữa ăn của mình hơn.
  • Thường xuyên di chuyển để cho máu lưu thông tốt hơn, tránh ngồi một chỗ lâu.
  • khi ngồi không nên vắt chéo chân quá lâu
  • Nên mang dày dép thoải mái, không nên đi dày dép đế cao.

2. Đau lưng thì phải làm gì?


Đau lưng cũng là một cảm giác khó chịu trong thời gian mang thai của mình. Khi mang thai, tử cung của bạn ngày một tăng, kích thước ngực của bạn cũng thay đổi theo, điều này làm cho việc đi lại của bạn có vẻ gượng ghịu khó khăn hơn. Hãy tham khảo một số lời khuyên sau đây để cải thiện tình trạnh nhé:

Người mang thai nên ngủ đúng tư thế

  • Không nên ngồi hay ngủ sai tư thế, trong giai đoạn mang thai này không nên nằm ngửa lâu điều đó khiến các mạch máu của bạn khó lưu thông.
  • Nên sử dụng các loại ghế có chỗ tựa lưng
  • Mặc áo ngực thoải mái thoải mái nhất có thể
  • Khi ngủ có thể sử dụng nhiều gối để hỗ trợ cho giấc ngủ ngon hơn
  • Giống như một lời khuyên ở trên, không nên mang dày cao gót

3. Chế độ ăn uống thế nào thì hợp lý?

Dưới đây là một sô lời khuyên chế độ ăn uống để bảo vệ sức khỏe của bạn chống lại các chứng ợ nóng và táo bón:

Trà hoa cúc rất có lợi cho sức khỏe người mang thai

  • Uống trà hoa cúc thường xuyên
  • Cung cấp đầy đủ chất xơ cho bữa ăn hằng ngày bằng cách bổ sung nhiều rau củ quả hơn
  • Uống nước hằng ngày
  • Mỗi ngày một quả táo và ăn bạc hà để giảm chứng ợ nóng nếu có điều kiện
  • Nên hạn chế ăn các đồ ăn có chứa nhiều chất béo
  • Giảm thiểu lượng tinh bột, phomat, cà phê và rượu 
  • Thay đổi tư thế ngủ cho thoải mái
  • Tránh dùng thuốc tây 

Khi bạn mang thai tới giai đoạn này bụng của bạn bắt đầu có những vết dạn, kì thực không ai muốn điều này. Để giảm thiểu điều này bạn có thể sử dụng dầu Ô liu hoặc kem dưỡng ẩm để xoa lên dụng của mình. Việc làm này có thể làm giảm sự ảnh hưởng của vết dạn.

Trên đây là một số lời khuyên dành cho các mẹ mang thai, bài viết có gì thiếu xót rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý bạn đọc.

Mang thai em bé tuần thứ 18 và những biến đổi trong cơ thể.


Sự phát triển của bào thai khi được 18 tuần tuổi

Nếu bạn đã mang thai trong khoảng tuần thứ 17 và 18 thì xin chúc mừng bạn, em bé của bạn đã phát triển an toàn trong tử cung ấm áp của bạn. Tuy nhiên đến thời gian này bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu ở tử cung và cảm thấy dường như trọng tâm cơ thể đang dịch chuyển bằng cách đẩy bụng ra và kéo lưng xuống dưới, đây quả là một điều không mấy dễ chịu. Một vài người cảm thấy đau và mỏi lưng thường vào giai đoạn này, tuy nhiên nó rất cần cho sự phát triển đầy đủ của em bé.

Ở giai đoạn này nếu bạn nằm ngửa thì tử cung bạn sẽ chèn các tĩnh mạch ở sau lưng bụng cản trở sự lưu thông máu, điều này có thể dẫn đến làm hạ huyết áp của cơ thể bạn. Nên chú ý điều này nhé !

Triệu chứng và những biến đổi cơ thể:

Khi bạn mang thai tuần thứ 18 dường như không có sự thay đổi đáng kể trong cơ thể của bạn. Bụng thì đang to dần lên, điều này như để thông báo với mọi người xung quanh rằng bạn đang có bầu ý mà ( ^_^). 

Trong thời gian này bạn cũng có thể nhận thấy trọng lượng cơ thể của mình tăng lên rõ rệt, thường sẽ tăng khoảng 3-6 kg, tùy thuộc vào cơ thể mỗi người. Còn nếu bạn cảm thấy mình dư quá nhiều cân so với mức bình thường có thể là do chế độ ăn uống của bạn khiến bạn trở nên béo hơn, trường hợp này tốt hơn hết là nên đi khám bác sĩ .

Khi mang thai được 18 tuần thì các triệu chứng thường liên quan đến hệ thống tuần hoàn, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi sau:
  • Chân bị sưng
  • Sưng bàn tay
  • Hay bị chuột rút chân
  • Huyết áp thấp
  • Đau lưng
  • Suy tĩnh mạch
  • Chảy máu mũi

Bạn có thể nhận thấy những vết nạn da đầu tiên trên cơ thể của mình, điển hình là trên bụng của bạn, giải thích cho điều này đó là da của bạn phải dãn ra để thích ứng với sự gia tăng của tử cung của bạn ngày càng gia tăng.

Một số biến đổi của bào thai

Bước sang giai đoạn này em bé bắt đầu có những thay đổi cơ thể, bạn có thể nhận thấy điều này qua một số gợi ý dưới đây:

Thai nhi khi được 18 tuần tuổi


  • Khuôn mặt của bé giờ đây đã trở nên có nét hơn với lông mày và lông mi
  • Chân tay đã phát triển phù hợp với sự phát triển của cơ thể
  • Phần xương của bé trở nên cứng hơn, chắc hơn
  • Xương tai trong bắt đầu cứng lại,do đó thời điểm này bé bắt đầu phản ứng lại được với âm thanh tốt hơn so với trước kia.
  • Bạn có thể nhìn thất nắm đấm của những ngón tay bé nhỏ đang nắm chạt lại hai tay vào nhau khi siêu âm.
  • Có sự kết nối giữa thần kinh và cơ bắp diễn ra thời điểm này.
  • Xuất hiện một lớp mỡ gọi là myelin phủ nên các dây thần kinh của bé, do đó mà các ông bố bà mẹ có thể truyền được thông điệp đến với bé. Nghe có vẻ vi diệu đúng không?
  • Phổi của bé cũng đang phát triển ở gian đoạn này, tuy nhiên khí oxy vẫn đến từ nhau thai
  • Bé bắt đầu phát triển chậm hơn bắt đầu từ giai đoạn này
  • Bé bắt đầu có thể nhào lộn và cựa quậy trong bụng của mẹ.

Cách đo kích thước của Baby của bạn.

Thông thường thì một em bé có chiều dài khoảng một nửa so với bàn chân của bạn và có thể đo vào khoảng 12,5 – 14 cm hay 5 – 5,6 inch chiều dài. Trọng lượng sẽ rơi vào khoảng 150 gram khi bé đang ở cuối tuần thứ 18. Mặc dù rất nhỏ so với cơ thể người mẹ nhưng bé đã có thể làm cho bà mẹ cảm nhận được những tác động lên tử cung của người mẹ rồi đấy.

Phát hiện giới tính của bé

Biết giới tính của bé có thể là một điều rất thú vị đối với bạn cũng như gia đình. Một số cha mẹ không thể chờ đến khi đứa trẻ được sinh ra để biết giới tính của em bé. Bạn có thể kiểm tra giới tính của bé bằng các siêu âm mặc dù thời điểm này không quá rõ ràng, nhưng đừng nên siêu âm quá nhiều nhé.

Một số quốc gia như Ấn Độ không được tiết lộ giới tính của em bé để bảo vệ quyền lợi của em bé, điều này cũng khá thú vị, vì đôi khi những gia đình khi siêu âm biết là con gái thường cảm thấy không vui chút nào có đúng vậy không các mẹ?


Các biện pháp phòng ngừa bệnh thiếu máu

Để ngăn ngừa bệnh thiếu máu trong thời kì mang thai, bạn cần phải bổ sung đủ chất sắt cho cơ thể.Khi mang thai nhu cầu về máu của cơ thể cũng tăng theo, kéo theo đó là lượng sắt và vitamin cần cho cơ thể cũng tăng theo. Nếu không cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể sẽ khiến hệ miễn dịch kém, dẫn đến người mang thai dễ ốm hay cảm cúm...


Vitamin C giúp cơ thể dễ hấp thu chất sắt giúp cơ thể tránh thiếu máu khi mang thai


  • Bạn có thể bắt đầu một ngày mới với một bữa ăn sáng lành mạnh, tăng cường sắt bằng ngũ cốc và một ly nước cam.
  • Ngoài ra chế độ ăn uống của bạn cũng nên bao gồm 3 phần thịt nạc, thịt gia cầm, cá, rau xanh, một số loại  hạt và quả như đỗ…đây là những thực phẩm giàu chất sắt tốt cho thai phụ. Tuy nhiên để cơ thể dễ hấp thụ chất sắt, bạn cần cung cấp cho cơ thể đủ lượng vitamin C, bao gồm các loại thực phẩm như cà chua, wiki, trái cây hay nước ép trái cây và sử dụng một cách đều đặn vào chế độ ăn uống của bạn.
  • Ngoài chế độ ăn như trên, cũng nên đi gặp bác sĩ dinh dưỡng để tư vấn về chế độ ăn uống sao cho hợp lý nhất đối với từng người để có kế hoạch chăm sóc thai nhi cho phù hợp.

Một số cách điều trị tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ

Thiếu sắt là một trong số những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thời gian mang thai, do đó để tránh tình trạng bị thiếu máu trong thai kỳ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là chất sắt. Dưới đây là một số cách để ngăn chặn thiếu máu trong thai kỳ:

Trong cá có nhiều chất sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu khi mang thai


  • Thông thường, nguyên nhân dẫn đến thiếu máu là do thiếu sắt hoặc folate, các bác sĩ có thể kê toa cho bạn vài chất bổ sung. Để cải thiện vấn đề này nên tập chung cải thiện bữa ăn sao cho khoa học và hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt và trứng…
  • Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm các món ăn có chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin B12, điều này bạn chỉ cần đến gặp bác sĩ tư vấn dinh dưỡng sẽ có thể giúp bạn giải quyết rất tốt điều này.
  • Thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, vì vậy nếu có thể hãy thường xuyên bổ xung các chất có chứa nhiều vitamin C trong bữa ăn hằng ngày như cà chua hay các món canh chua…Ngoài ra có thể bổ sung nước ép cam hoặc chanh, món salad tráng miệng nếu bạn cảm thấy hợp khẩu vị với mình.
  • Đối với những người bị thiếu máu nặng cần phải đi truyền máu khi mức độ máu ở mức 7 mg/dl.
  • Dùng nhiều thực phẩm chứa nhiều sắt như :  Ngũ cốc, bánh mì, đậu, gan ( nhưng chỉ lượng nhỏ gan động vật sạch), đậu hũ, cá, hoa quả và các loại đỗ…
  • Dùng thực phẩm giàu vitamin C vì nó hỗ trợ có thể hấp thu sắt tốt hơn, một số loại thực phẩm như : cam, chanh,dâu tây và bông cải xanh…
  • Tránh dùng các thực phẩm và đồ uống chứa cafrine như cà phê, trà hay nước ngọt có gas.
  • Củ cải đường và nước táo ép là một lựa chọn tuyệt vời đối với những ai có điều kiện, bạn có thể trộn nước táo ép với củ cải đường cho ngon miệng.
  • Ăn chuối chín, mật ong để làm tăng lượng hemoglobin cho cơ thể của bạn nhé
  • Rễ cây bồ công anh, rau rền cũng là những thực phẩm chứa nhiều chất sắt mà lại dễ tìm, bạn có thể ra chợ mua. Ăn rau rền còn giúp cơ thể thanh mát hơn đấy.

Mang thai là một tin vui đối với nhiều gia đình nhưng đồng thời cũng là sự lo lắng của những bậc cha mẹ. Tuy nhiên đừng để căn bệnh thiếu máu thai kỳ làm ảnh hưởng đến tâm trạng của thai phụ. Đừng lo lắng nếu bạn bị thiếu máu nhẹ, đó là điều bình thường trong thời gian mang thai, chỉ cần bạn áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ và phù hợp thì sẽ có thể cải thiện được tình trạng này.Để cẩn thận hơn bạn nên đi khám bác sĩ nếu cảm thấy mình có những biểu hiện về bệnh thiếu máu này. 

Chúc các bà mẹ luôn khỏe mạnh và nếu có ý kiến đóng góp gì thì đừng quên comment bên dưới nhé.
Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên like và share nhé !

Bệnh thiếu máu khi mang thai nếu không phát hiện và điều trị sớm về lâu dài sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi và cả người mẹ. Do vậy các bà mẹ nên thường xuyên đi khám sức khỏe thai nhi để sớm phát hiện và điều trị ( Nhưng đừng nên siêu âm nhiều nhé ). Dưới đây là một vài triệu chứng khi mắc bệnh thiếu máu thai kỳ và cách điều trị, hi vọng có thể giúp các mẹ khi mang thai luôn khỏe mạnh.

1.Các triệu chứng thiếu máu trong thai kỳ

Tiệu chứng thiếu máu khi mang thai thường là mệt mỏi, hồi hộp và đánh trống ngực

Những biểu hiện thiếu máu thời gian thai kỳ:

  • Mệt mỏi
  • Xanh xao
  • Hay hồi hộp, đánh trống ngực
  • Tức ngực
  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Tim đập loạn nhịp
  • Gặp khó khăn trong việc tập chung
  • Thường tê hoặc lạnh tay nhân
  • Nhiệt độ cơ thể hạ xuống thấp
  • Hay cáu gắt

2.Một số yếu tố khác có thể khiến bạn bị thiếu máu trong khi mang thai

Ngoài những nguyên nhân trên, còn một số yếu tố khác có thể khiến các bà mẹ khi mang thai bị thiếu máu:

  • Mang thai một lần nhiều hơn một thai ( trường hợp sinh hai hoặc sinh ba)
  • Dinh dưỡng kém, thiếu hụt các chất dinh dưỡng như sắt, folate, vitamin B12
  • Khoảng cách giữa những lần mang thai gần nhau
  • Uống rượu bia nhiều khi mang thai
  • Mang thai tuổi vị thành niên
  • Bị thiếu máu khi chưa mang thai
  • Nặng dòng chảy kinh nguyệt.

3.Điều trị thiếu máu khi mang thai


Điều trị thiếu máu khi mang thai bằng cách bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất sắt


  • Nếu như phát hiện cơ thể bị thiếu máu, bạn cần bổ sung sắt cho cơ thể cũng như folate. Bữa ăn nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất sắt và vitamin B, nhất là vitamin B12 và thường xuyên làm giàu chế độ ăn uống của bạn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Để điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin B12, bạn cần gặp bác sĩ để tư vấn dùng các loại vitamin B12 bổ sung. Ngoài ra nên sử dụng các thực phẩm như trứng, thịt, sữa và các sản phẩm khác để bổ sung thêm vitamin B12 cho cơ thể và thường xuyên kiểm tra mức độ hemoglobin và hematocrit để liên tục theo dõi tình trạng cơ thể.
Phía trên là một vài thông tin về cách nhận biết bệnh thiếu máu thai kỳ qua triệu chứng, tuy nhiên do thời gian thu thập và tìm hiểu thông tin hạn chế đôi khi không tránh khỏi một số lỗi, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các mẹ.


( Còn tiếp phần 3 )

Tìm hiểu về bệnh thiếu máu khi mang thai

Bạn đang mang thai hay bạn là người chuẩn bi mang thai? Nếu là vậy thì bạn nên chuẩn bị sẵn sang cho một số vấn đề không mong muốn như suy nhược cơ thể và buồn ngủ kéo dài trong một vài tháng tới. Bởi đây là những dấu hiệu khởi đầu cho thời kì mang thai, nguyên nhân có thể do thiếu máu.
Tất cả những gì mà bạn cần phái làm đó là hãy nghỉ ngời và điều trị một cách hợp lý.

Thiếu máu thườn xảy ra đối với các bà mẹ mang thai


Việc thiếu hemoglobin trong máu có thể gây hại cho thai nhi, nó dẫn đến trường hợp không cung cấp đủ oxi cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi trong tử cung của người mẹ. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về bệnh thiếu máu thời kì mang thai và cách khắc phục nhé.


1. Thiếu máu là gì?

Theo từ điển y khoa,thiếu máu xẩy ra khi mức độ huyết sắc tố lưu hành của một người nào đó thấp hơn mức độ của một người khoẻ mạnh cùng giới, cùng tuổi, cùng một môi trường sống. Bởi vậy, thực chất thiếu máu là sự thiếu hụt lượng huyết sắc tố trong máu lưu hành. Số lượng hồng cầu và hematocrit là một chỉ số phản ánh không trung thành của thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố trung bình của mỗi hồng cầu, thể tích trung bình của hồng cầu dễ thay đổi theo tính chất thiếu máu và do những tác động của những yếu tố khác, ví dụ: tình trạng cô đặc máu (trong mất nước do ỉa lỏng, nôn, bỏng), hoặc máu bị hoà loãng...

Thiếu sắt, thiếu vitamin là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu khi mang thai


Thiếu máu nhẹ thường phổ biến ở phụ nữ, nhất là các bà mẹ mang thai. Thiếu máu có thể dẫn đến việc sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc em bé sau khi sinh  sẽ bị thiếu máu, nghiêm trọng hơn có thể bị trầm cảm sau khi sinh. Đôi khi, thiếu máu cũng còn dẫn đến việc bé sẽ bị chậm phát triển trí tuệ và thể chất hay có thể bị thiếu máu từ người mẹ truyền sang.

Dưới đây là một số thông tin về bệnh thiếu máu mà bạn cần biết đế đối phó trong thời kì mang thai:
Các loại thiếu máu:


  • Thiếu máu có nhiều loại, tuy nhiên dưới đây sẽ chỉ đề cập tới 3 loại thiếu máu phổ biến nhất hiện nay:
  • Thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu máu dạng này là hình thức phổ biến thường gặp ở các bà mẹ khi mang thai hiện nay. Thiếu máu kiểu này xảy ra khi  cơ thể không đủ lượng sắt để sản xuất đủ hemoglobin. Kết quả là dẫn tới tình trạng khó thở, mệt mỏi cơ thể kéo dài.
  • Thiếu máu do thiếu Folate: axit folic hay còn gọi là folic là một loại vitamin B có trong nhiều loại thực phẩm với liều lượng nhỏ.Nó đóng vai trò rất quan trọng  trong sự phát triển của thai nhi  khỏe mạnh cũng như đóng vai trò trong sự hình thành của tủy sống và não của bé. Thiếu hụt folic dẫn đến thiếu máu hồng cầu và dẫn đến một số dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống hay trẻ sinh nhẹ câng.
  • Thiếu vitamin B12 dẫn đến thiếu máu: Thiếu vitamin B12 dẫn đến hình thành kém các tế bào máu, thiếu hụt lượng vitamin B12 này thường dẫn đến tình trạng sinh non.

2. Nguyên nhân thiếu máu trong thời kì thai kỳ

Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu trong thời kì thai phụ, các ông bố và bà mẹ nên đọc và tham khảo nhé:


  • Haemodilution là yếu tố gây bệnh chính đằng sau sự phổ biến của bệnh thiếu máu trong thai kỳ. Nó xảy ra physiologically- thể tích huyết tương của máu tăng lên dẫn đến số lượng thấp của hematocrit và hạ natri máu. Điều này có thể dẫn đến hạ huyết tương hemoglobin concentration. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu thông thường ở thời kì mang thai em bé.
  • Một nguyên nhân khác dẫn đến thiếu máu thai kì đó chính là do chế độ ăn uống chưa hợp lý. Có thể là đồ ăn thiếu sắt và các chất dinh dưỡng khác và không có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Mất máu, thiếu máu do bệnh trĩ, viêm loét dạ dầy, cháy máu hoặc bị nhiễm giun móc có thể làm giảm nồng độ của hemoglobin.
  • Những phụ nữ mang thai nhưng có dòng kinh nguyệt nặng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu.
  • Nếu như khoảng cách giữa hai lần mang thai quá gần nhau cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu thai phụ.
  • Một nguyên nhân khác cũng có thể gặp phải đó là do đa thai, nghĩa là sinh đôi hoặc sinh ba.


Để giữ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh thì người mẹ mang thai nên ăn uống đầy đủ, nhất là không nên bỏ bữa ăn sang. Ăn sang có thể giúp chống lại bệnh thiếu máu hiệu quả.

( Phần tiếp theo sẽ là các triệu chứng của bệnh thiếu máu khi mang thai )

Những năm tháng đầu đời đời của trẻ là những năm tháng khó khăn nhất đối với các ông bố và bà mẹ, nhưng đây cũng là thời gian có thể gọi là thời gian hạnh phúc nhất, tuyệt vời nhất. Từ những lần đầu bé mỉm cười, những lần bé ngủ cho đến những lần khi ba mẹ nói chuyện bé cựa quậy và cười…. Tất cả đều rất tuyệt vời phải không?

Liệu bạn đã biết trong 6 tháng đầu đời của bé, bé sẽ học hỏi những gì không?

6 tháng tuổi của bé là hàng loạt những thói quen như chạm, nếm mọi thứ trong tầm tay của mình, thời điểm này rất thích hợp cho trẻ tương tác với các trò chơi mang tính kích thích để giúp bé nhanh chóng phát triển trí não. Dưới đây là 5 hoạt động dành cho trẻ 6 tháng tuổi mà bạn có thể làm để vui chơi cùng bé.

1.Kĩ năng vận động

Vận động là kĩ năng mà bé có thể học trong thời gian 6 tháng đầu đời

Em bé có xu hướng phát triển rất nhanh ở độ tuổi này, và dưới đây là danh sách các kĩ năng vận động mà bạn có thể phát triển cho bé khi còn khoảng 6 tháng tuổi:

  • Bạn có thể giúp bé ngồi trên sàn với sự giúp đỡ của đôi tay bạn đỡ sau lưng, sau một thời gian bé có thể tự ngồi mà không cần tới sự giúp đỡ của bất kì ai. Thật là tuyệt vời đúng không nào?
  • Thời điểm này bé rất thích vận động, thích khám phá những thứ mới bên ngoài thay vì nằm mãi trong nôi hay vòng tay của mẹ. Ở giai đoạn này,bé đã có thể tự đẩy mình trên sàn nhà bằng cách nhoai và lăn, bạn có thể giúp bé phát triển điều này
  • Hầu hết trẻ ở thời điểm này đều bắt đầu tập nẫy, một và trẻ nhanh có thể bò. Bạn có thể cùng bé phát triển điều này trong khi chơi với bé.

2.Màu sắc đôi mắt bé

Ở độ tuổi 6 tháng là thời điểm mà đôi mắt của bé có màu sắc cố định trong suốt cuộc đời của bé. Thật ngạc nhiên đúng không?

Đôi mắt bé có ở thời điểm 6 tháng sẽ theo bé suốt quãng đời của bé


  • Khi bé ở độ tuổi 6 tháng, bạn sẽ nhận thấy một điều đôi mắt của bé rất sang và trong. Lúc này là lúc mà đôi mắt bé đẹp hơn bao giờ hết. Nhớ là hãy giữ gìn đôi mắt cho bé thật cẩn thận nhé, và đừng quên hãy lưu lại những khoảnh khắc đẹp đẽ này nhé.
  • Khi bé đang ở độ tuổi từ 1 đến 6 tháng tuổi, đôi mắt của bé sẽ có sự thay đổi màu sắc, và cuối cùng sẽ dừng thay đôi khi bé ở 6 tháng tuôi ( có thể chênh lệch chút).
  • Nếu bé của bạn có một đôi mắt nâu hay đen nháy hoặc có thể là một bé có một đôi mắt trong xanh thì hãy nhớ bé sẽ có màu sắc đôi mắt như vậy trong tương lai.

3.Thời điểm giác quan bé phát triển

6 tháng là thời điểm giác quan bé phát triển


Bé rất thích khám phá môi trường xung quanh và đồ chơi của mình ở thời điểm này.Điều này sẽ kích thích thêm giác quan cho bé. Dưới đây là những gì bạn có thể làm để nâng cao khả năng giác quan cho bé ở độ tuổi này:

  • Cung cấp nhiều loại đồ chơi khác nhau cho bé, đặt biệt là những loại đồ chơi phát triển trí tuệ.
  • Những câu chuyện hay, nhạc cụ cũng là một số ý tưởng rất tuyệt vời để phát triển giác quan cho bé. Đừng cho là bé ở độ tuổi này không hiểu gì, bởi những thứ đó sẽ ảnh hưởng đến tiềm thức của bé chứ không phải về ý thức nên bạn đừng lo rằng bé sẽ không hiểu.
  • Cho bé nghe những bài hát giai điệu vui tươi, nghe các loại nhạc kích thích trí não như nhạc Baroque – Một loại nhạc được các nhà khoa học khuyến khích nên nghe cho cả bà bầu lẫn trẻ nhỏ.
  • Bạn có thể cho bé vào nhà bếp để khám phá các loại mùi vị của các loại gia vị khác nhau, có thể sau này bé của bạn sẽ la một thiên tài đầu bếp đấy.

4.Cho bé tham gia các trò chơi tương tác nhiều hơn.

nên cho bé tham gia các hoạt động vui chơi mang tính kích thích trí não

Khi bé của bạn đang phát triển rất nhanh ở những năm tháng đầu đời, bé nên cần tương tác nhiều hơn với môi trường xung quanh qua các trò chơi. Dưới đây là những hoạt động cho bé 6 tháng tuổi mà bạn có thể tương tác cùng bé:

  • Chơi ú òa
  • Giả làm khuôn mặt ngộ nghĩnh và đáng yêu giúp bé cười
  • Bạn có thể nằm xuống sàn để bé leo lên bụng bạn, điều này giúp bé vận động và phát tiển cơ bắp của mình.
  • Bạn có thể cho bé nhìn thấy mình trong gương để quan sát cử chỉ của chính mình ở trong gương.
  • Đối với nhà nào có bể cá cảnh, điều này rất là tuyệt vời. Bé rất thích ngắm những chú cá đầy màu sắc, vùng với màu sắc của bể các sẽ kích thích bé muốn khám phá thế giới xung quanh hơn.

5.Phát triển khả năng ngôn ngữ

6 tháng tuổi là bé đã có thể bắt đầu phát triển khả năng ngôn ngữ, vì vậy hãy giúp bé phát triển điều này.Dưới đây là một số hoạt động bạn có thể giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ:

  • Nói chuyện với bé nhiều hơn. Công việc này rất quan trọng và cần thiết. Đã có những trường hợp một gia đình đã áp dụng phương pháp này và kết quả gia đình đó có 5 người con thì ít nhất 4 trong 5 người con đó đã đều vào các trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới như Oxford, Yale… khi mới chỉ còn ở độ tuổi học sinh lớp 6.
  • Giải thích một số hoạt động mà bạn đang làm như nấu ăn, háy ăn uống cho bé nghe
  • Đọc truyện tranh hay truyện cổ tích cho bé nghe, và đừng quên thêm vào đó những cử chỉ và hành động cho sinh động nhé.
  • Mua những tấm thẻ có những hình ảnh về con vật, hay đồ vật giúp bé khám phá.

Phía trên là 5 hoạt động bạn có thể cùng bé phát triển khi bé ở độ tuổi 6 tháng tuổi. Hãy giúp bé khám phá thế giới xung quanh qua đôi mắt  và những hoạt động vui chơi cùng bé nhé. CHắc chắn đó sẽ là những hoạt động ý nghĩa trong đời của bé và của bạn đó.

Hãy để lại những ý kiến đóng góp cho mình về bài viết nếu có gì thiếu sót hay những ai muốn có bài viết nào muốn chia sẻ xin hãy gửi về địa chỉ: mangthaiembe.@gmail.com . Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !

Powered by Blogger.